Phân chia quyền lợi trong Startup

Định chia sẻ vấn đề này lâu rồi, nhưng một phần chưa có thời gian, một phần vì giờ mới xây dựng xong được cách thức để phân chia. Nhân dịp một bạn trong Launch đặt câu hỏi: "Khi khởi nghiệp cùng nhau, lợi ích giữa các sáng lập viên sẽ được phân chia như thế nào?" nên viết bài này hy vọng sẽ trả lời được một phần câu hỏi trên.

Vấn đề quyền lợi của các thành viên khi tham gia startup là một vấn đề quan trọng cần giải quyết vì nó không chỉ liên quan tới hiện tại mà còn ảnh hưởng tới tương lai của startup. Nếu làm tốt, thống nhất và minh bạch từ đầu thì sẽ tránh được những rủi ro dẫn đến mâu thuẫn giữa các thành viên sau này. Có một thực tế là con người ta có thể cùng nhau đi chung trong gian khó để hướng tới tương lai, nhưng khi có của ăn của để lại sinh ra mâu thuẫn, đường ai nấy đi hoặc bằng mặt mà không bằng lòng.

Với những tiêu chí về sự công bằng (giữa các thành viên sáng lập, nhà đầu tư, những thành viên có vai trò chủ chốt tham gia sau này), minh bạch, hợp lý để xây dựng cách thức phân chia quyền lợi. Dự án "KHÔNG GIAN ĐỒ CHƠI" đã áp dụng phương pháp như sau:

1. Chia cổ phần thành hai loại: cổ phần sáng lập (tỷ lệ S%) và cổ phần vốn (100% - S)


Tỷ lệ hai loại cổ phần các bạn có thể lựa chọn tùy theo ngành nghề cho phù hợp, hoặc có thể theo thỏa thuận giữa các thành viên. Đối với cổ phần sáng lập thì chỉ có giá trị nếu thành viên đạt được một thời gian cam kết qui định hoặc kết quả công việc nhất định.

2. Cổ phần sáng lập sẽ được chia cho các thành viên sáng lập dựa vào một hệ số (tạm gọi là hệ số đóng góp), hệ số này được tính theo cơ sở của một ma trận các tiêu chí như sau:


Trong hình bảng trên mình chia ra 3 đối tượng sáng lập bao gồm:
  • Founder: khởi tạo dự án, đóng góp tài chính, không có quyền rút khỏi dự án, có quyền rút thành viên ra khỏi startup.
  • Keyperson: có vai trò công việc chủ chốt trong dự án, không yêu cầu đóng góp tài chính, có quyền rút khỏi dự án. (tham gia từ đầu của dự án, hoặc sau khi dự án ổn đinh đối với các vị trí như CEO, CFO, CCO, ...)
  • Cổ đông tài chính ban đầu: đóng góp tài chính, có quyền rút khỏi dự án kèm theo một cam kết về lộ trình rút vốn khỏi dự án.
Phương pháp trên sẽ giúp các bạn tính được cổ phần ban đầu của từng thành viên sẽ nắm giữ khi tham gia startup. Sau một thời gian hoạt động thì con số cổ phần sẽ thay đổi tùy vào năng lực, vai trò và hiệu quả công việc của từng thành viên, hoặc do có thêm người đầu tư, nhân tài mới tham gia dự án :D,.... Thời gian đánh giá lại có thể là 6 tháng hoặc 1 năm tùy vào tình hình của startup.

Hy vọng những điều trên sẽ giúp ích được cho các bạn làm startup, và mong muốn các bạn thảo luận và chia sẻ thêm về chủ đề này!

6 nhận xét:

  1. Để trả lời cho câu hỏi của bạn Duy Linh ở Launch về cách xác định S% mình xin tóm tắt như sau: S% sơ bộ được xác định dựa trên điểm ý tưởng. Nếu là 1 ý tưởng hay/độc đáo, một phát kiến mới mà khó có thể bắt chước và có thể đem lại nhiều lợi nhuận thì S% càng cao. Bên cạnh đó có thể tham khảo thêm số S% này từ các nguồn khác nhau về sản phẩm cùng ngành, khác ngành... Sau khi xác định sơ bộ con số S% này thì sẽ thảo luận trong team để thống nhất ý kiến.

    Trả lờiXóa
  2. Thank tác giả bài viết,
    xin cho hỏi tác giả có thể cho biết là ý tưởng về việc chia sẻ quyền lợi này được tác giả thiết kế hay có sự tham khảo từ một mô hình mẫu chuẩn nào ko? Nếu có mô hình chuẩn thì xin tác giả cho biết tên hoặc link gốc để tiện theo dõi.
    Xin chân thành cảm ơn.

    Trả lờiXóa
  3. @Uranus: Khi bên mình nghĩ ra phương pháp này cũng tìm tham khảo nhiều nguồn nhưng thực sự không tìm được 1 "mô hình mẫu chuẩn". Một phương pháp khác bạn có thể tham khảo tại link sau: http://answers.onstartups.com/questions/6949/forming-a-new-software-startup-how-do-i-allocate-ownership-fairly/23326#23326
    Thân,

    Trả lờiXóa
  4. Xin cảm ơn bạn đã trả lời mình. Rất vui khi được làm quen với bạn. Bạn có thể cho contact để mình có thể hỏi thêm bạn được ko?

    Trả lờiXóa
  5. @Uranus: Bạn có thể add facebook.com/tuantrinhquoc của mình hoặc mail cho mình theo địa chỉ tuan.trinh@toyspace.vn

    Trả lờiXóa
  6. Thanks tác giả về bài viết hữu ích này.
    Xin hỏi rằng tác giả có thể giải thích rõ hơn một chút về nội dung của các tiêu chí ở mục số 2 được không?

    Trả lờiXóa