Paradox Tangram |
Sáng tạo cùng Tangram |
Với những lợi ích mà nó mang lại, tangram đã được đưa vào chương trình giảng dạy tại một số trường học trên thế giới, như một bài tập về toán học và sự sáng tạo của trẻ em.
Tự làm Tangram giấy |
Paradox Tangram |
Sáng tạo cùng Tangram |
Tự làm Tangram giấy |
Mọi đứa trẻ đều thích đồ chơi. Các bé gái không thể rời
mắt khỏi những con búp bê xinh đẹp trong những bộ váy
lộng lẫy đang vẫy tay mời gọi chúng trên quầy trưng bày,
các bé trai không thể dời bước ra khỏi những gian hàng
rô bốt bắn tia chớp laze có thể tiêu diệt hàng trăm “quân
địch”, và chẳng đứa trẻ nào từ chối cơ hội được bước vào
khu vườn đồ chơi trong các hội chợ triển lãm. Cách đây
vài chục năm, nếu bố mẹ chúng còn đang mải mê với
những món đồ chơi tự làm lấy như diều, sáo, hay vật lộn
nhau trên những cánh đồng sau mùa gặt, thì ngày nay, trẻ
em có thể tự chọn cho mình từ hàng trăm món đồ chơi
làm sẵn, được phân loại thành những cái tên mĩ miều: đồ
chơi giải trí, đồ chơi giáo dục, đồ chơi sáng tạo, đồ chơi
lắp ráp…
Đồ chơi con giống thủy tinh [Ảnh sưu tầm] |
Đồ chơi ngoài trời cùng bé vui chơi [Ảnh sưu tầm] |
Tò he - Một trong số ít đồ chơi gắn liền với nét văn hóa dân tộc [Ảnh sưu tầm] |
Định chia sẻ vấn đề này lâu rồi, nhưng một phần chưa có thời gian, một phần vì giờ mới xây dựng xong được cách thức để phân chia. Nhân dịp một bạn trong Launch đặt câu hỏi: "Khi khởi nghiệp cùng nhau, lợi ích giữa các sáng lập viên sẽ được phân chia như thế nào?" nên viết bài này hy vọng sẽ trả lời được một phần câu hỏi trên.
Vấn đề quyền lợi của các thành viên khi tham gia startup là một vấn đề quan trọng cần giải quyết vì nó không chỉ liên quan tới hiện tại mà còn ảnh hưởng tới tương lai của startup. Nếu làm tốt, thống nhất và minh bạch từ đầu thì sẽ tránh được những rủi ro dẫn đến mâu thuẫn giữa các thành viên sau này. Có một thực tế là con người ta có thể cùng nhau đi chung trong gian khó để hướng tới tương lai, nhưng khi có của ăn của để lại sinh ra mâu thuẫn, đường ai nấy đi hoặc bằng mặt mà không bằng lòng.
Với những tiêu chí về sự công bằng (giữa các thành viên sáng lập, nhà đầu tư, những thành viên có vai trò chủ chốt tham gia sau này), minh bạch, hợp lý để xây dựng cách thức phân chia quyền lợi. Dự án "KHÔNG GIAN ĐỒ CHƠI" đã áp dụng phương pháp như sau:
1. Chia cổ phần thành hai loại: cổ phần sáng lập (tỷ lệ S%) và cổ phần vốn (100% - S)
Tối qua ngồi nói chuyện với một bạn, bạn có kế hoach đi làm và startup, sau 2 năm nếu thất bại bạn sẽ đi học MBA vì mặc dù bạn là dân kỹ thuật nhưng rất yêu thích kinh doanh. Nghe bạn nói mình thấy hình ảnh y chang mình hồi là một sinh viên chuẩn bị ra trường. Mình thuộc style người thường có suy nghĩ hơi khác với những người bình thường. Bạn bè mình có thể lo lắng để kiếm việc làm, hoặc những bạn năng động hơn đã lo kiếm việc khi còn chưa tốt nghiệp. Mình thì nghĩ sau khi trả một đống nợ (tín chỉ) để tốt nghiệp mình sẽ không đi kiếm việc mà bắt đầu làm những dự án mình ấp ủ. Đã có lúc mình nghĩ nếu đang là năm 2 chắc mình đã bỏ học, lý do không bỏ học lúc đó là chỉ còn một chút nữa là có được cái bằng để thực hiện giấc mơ MBA. Khi đó vẽ ra một kế hoạch là startup một dự án về giáo dục, nếu sau 2 năm mà thất bại thì sẽ đi học MBA. Thực ra là đã chuẩn bị viết plan khi đang ngồi ghế nhà trường nhưng bị gián đoạn bởi đồ án thực tập và luận văn tốt nghiệp.
Trong thời gian chờ lấy bằng mình về quê, ai cũng hỏi sẽ làm ở đâu? Chắc các công ty họ mời về chứ không phải đi xin việc :D, chỉ biết cười. Mình chỉ nói với bố mẹ và một số cô, mọi người đều lo lắng và khuyên can nên đi làm cho người ta trước, vì khi đó có vài cơ hội làm trong ngành dầu khí. Do độc lập từ nhỏ nên mình dễ vượt qua được áp lực đó, trở lại thành phố với 2000$ mượn của dì. Lúc đó nghĩ đơn giản rằng sẽ tập trung mô tả ý tưởng và viết một kế hoạch khả thi để kiếm đầu tư từ các nhà đầu tư mạo hiểm. Vì lúc đó nghĩ dự án của mình sẽ có cơ hội lớn được đầu từ vì quỹ đó đang tìm kiếm các dự án giáo dục và mình có một chút quan hệ với một quỹ đầu tư. Mình startup một mình vì nghĩ rằng để kiếm được người làm chung hoặc kiếm được đầu tư ít nhất cũng phải có một plan hoàn thiện mới đi nói chuyện được. Mình mất nhiều thời gian vào plan mà thời gian cứ trôi và tiền thì cứ hết dần. Đúng lúc đó thì tai bay vạ gió từ đâu đến, tự nhiên bị đau ruột thừa phải mổ cắt ruột thừa. May nhờ em Google và một số hiểu biết về y học nên thoát chết. Sau khi khỏe lại gánh một đống nợ nên phải gác lại startup và đi làm. Lần này một lựa chọn cũng hơi khác người khi từ chối làm ở một xí nghiệp dầu khí để làm cho một công ty nhỏ. Lý do của mình là cty đó gần như là một startup, ở đó mình sẽ có nhiều trọng trách và kinh nghiệm.
Hiện tại đã quá cột mốc 2 năm và MBA vẫn là một mong ước của mình, lý do mà mình chưa đi học là định nghĩa về thất bại của mình đã khác. Trước kia nghĩ thất bại là thua lỗ là phá sản, là hết tiền, là dự án không thành hiện thực,... Nhưng bây giờ với mình thất bại chính là từ bỏ, từ bỏ đam mê, từ bỏ ước mơ.
Tình cờ đọc được đâu đó có ai nói rằng: "Sự hoành tráng làm cho người ta thán phục, trầm trồ nhưng sự giản dị chân thành mới đi vào con tim".
Liên tưởng tới startup và đại gia, một sẽ làm được sự hoành tráng bằng nguồn lực của họ, một bên chỉ có thể làm những điều nhỏ, những điều giản dị. Nói về marketing, mình nghĩ đơn giản rằng mục đích cuối cùng của nó là lấy được trái tim của khách hàng. Đối với những ông lớn, đại gia có thể dễ dàng làm những chiến dịch hoành tráng để giành thị phần, tăng doanh thu, vân vân và vân vân .... Sự quan tâm của họ chính là những con số nhiều hơn là chiều sâu. Đối với startup, nguồn lực hạn chế và khó trăm bề nên sẽ có lợi thế đi vào chiều sâu và làm những điều "giản dị" để giành lấy trái tim khách hàng.